● Đến 12/2008, Viện chủ trì 03 Đề tài cấp Nhà nước thuộc Dự án KHCN lớn: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị chủ yếu dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn clanker/ngày, thay thế nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hoá”, thực hiện từ 2006-2008. Đó là các Đề tài:
1. Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống đóng bao tự động cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn clanker/ngày. Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Văn Gợt; 2. Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị lọc bụi công suất lớn cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn clanker/ngày. Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Văn Long; 3. Nghiên cứu, thiết kế hệ thống điều khiển tự động hoá cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn clanker/ngày. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Hữu Hoàng.
Cho đến nay, cả ba đề tài đã được nghiệm thu ở cấp Bộ. Kết quả đều đạt tốt. Đề tài hệ thống đóng bao đang được triển khai áp dụng tại Dự án Nhà máy xi măng Sông Thao. Đề tài lọc bụi (phần lọc bụi túi) được áp dụng bước đầu tại Dự án nhà máy xi măng Hạ Long. Đây là dự án lớn có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong các Dự án tương tự thơi
● Năm 2008, Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức giao cho Viện chủ trì thực hiện 11/18 đề tài Cấp nhà nước thuộc Dự án Khoa học Công nghệ lớn Cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, chế tạo trong nước thiết bị đồng bộ nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”, với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 110 tỷ, bao gồm các đề tài: 1. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số thiết bị của hệ thống lò hơi công nghệ đốt than phun cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Văn Gợt; 2. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ sấy không khí cho lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: KS Phạm Văn Quế; 3. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ hâm nước cho lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Võ Văn Hoà; 4. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống thổi bụi cho lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Văn Sinh; 5. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống nghiền than đạt tiêu chuẩn công nghệ đốt than của lò hơi đồng bộ nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Văn Hùng; 6. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống cung cấp than đồng bộ nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Hoàng Lâm; 7. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị khử lưu huỳnh (FGD) cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Quốc Tuấn; 8. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống nước làm mát tuần hoàn đồng bộ cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Quốc Tuấn; 9. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống nước thải tro xỉ bằng thuỷ lực cho nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Mạnh Hùng; 10. “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống đo lường kiểm soát môi trường nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: TSKH Phạm Quốc Quân; 11. “Nghiên cứu, thiết kế, tích hợp hệ thống đo lường điều khiển nhà máy nhiệt điện đốt than bột công suất đến 600 MW”. Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Mạnh Cường; Đề tài đang bắt đầu triển khai và chờ Dự án áp dụng của Chính phủ. Dự kiến xong cả Dự án 12/2010.
● Viện đang triển khai đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển tổ máy Tuabin thuỷ lực và nhà máy thuỷ điện Đaskrông”, thuộc dự án KHCN lớn: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thiết bị thuỷ điện cho nhà máy thuỷ điện Đaskrông công suất 20 MW”. Đến 06/2009 sẽ áp dụng đề tài vào dự án nhà máy.
● Năm 2008, Viện đang hoàn chỉnh Duyệt Đề cương và chủ trì 05/13 đề tài thuộc Dự án KHCN lớn: “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp hạ thuỷ giàn khoan tự nâng ở độ sâu 60m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”. Dự kiến là các đề tài: Đường trượt hạ thuỷ, thân giàn khoan, chân giàn khoan, hệ thống báo động sự cố và nâng hạ hãm giàn khoan. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 100 tỷ VNĐ.
Go top
Previous posts
Other news
|