English
Công nghệ mũi nhọn
 
Công nghệ Hàn
  CN Hàn tự động
  CN Hàn Robot
  CN Hàn Siêu âm
  CN Hàn microplasma
  CN Hàn laser
  CN Cắt
Công nghệ xử lý bề mặt
  CN Phun phủ nhiệt
  CN PVD
  CN Mạ xoa
  CN CVD
 
 

Hỗ trợ trực tuyến
  Phòng kỹ thuật
Lục Vân Thương
 
   
   
 

Check mail
   
 

 
   
  Sat nghe thuat  
 
Điều lệ Tổ chức bộ máy

Điều 8. Tổ chức bộ máy và nhân sự Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. 1. Tổ chức bộ máy của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM gồm:

ĐIỀU LỆ
 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM
CÔNG NGHỆ HÀN VÀ XỬ Lí BỀ MẶT


Chương III: Tổ chức bộ máy.

Điều 8. Tổ chức bộ máy và nhân sự Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
1.    Tổ chức bộ máy của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM gồm:
-    Ban Giám đốc.
-    Văn phòng.
-    Các phòng chuyên môn :
      + Phòng Công nghệ Hàn.
      + Phòng Công nghệ Xử lý bề mặt.
      + Phòng chuyển giao công nghệ.
2.    Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM có cán bộ làm việc thường xuyên và cán bộ làm việc không thường xuyên.
-    Cán bộ làm việc thường xuyên là các cán bộ nghiên cứu chủ chốt, kỹ thuật viên trình độ cao và cán bộ quản lý Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM, được kiểm soát nghiêm ngặt và do Thủ trưởng Cơ quan chủ trì quyết định trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
-    Cán bộ làm việc không thường xuyên gồm:
      + Cán bộ được Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM ký hợp đồng lao động trên cơ sở đề nghị của các đơn vị trực thuộc để đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của phòng thí nghiệm trọng điểm.
     + Cộng tác viên được Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM mời tham gia hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trên cơ sở hợp đồng căn cứ vào nhu cầu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cụ thể và đề nghị của các phòng chuyên môn.
Căn cứ nhu cầu, tính chất, đặc điểm công việc và khả năng tài chính, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM quyết định số lượng cán bộ làm việc không thường xuyên.

Điều 9. Lãnh đạo Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
1.    Lãnh đạo Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM là Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
2.    Tiêu chuẩn Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM:
-    Là cán bộ nghiên cứu có trình độ từ tiến sĩ trở lên thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. Có năng lực, uy tín trong hoạt động khoa học và công nghệ thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế và trong nước; số lượng các sáng chế, sản phẩm khoa học và công nghệ được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ; số lượng tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng và chuyển giao.
-    Có năng lực tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành tập thể nghiên cứu.
-    Tuổi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm.
-    Giám đốc phải đảm bảo thời gian làm việc trực tiếp tại Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM ít nhất 10 tháng trong một năm và 52 tháng trong một nhiệm kỳ.
3.    Thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc:          
-    Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM được Cơ quan chủ trì là Viện Nghiờn cứu Cơ khớ tuyển chọn công khai theo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Quy chế tổ chức và hoạt động của phũng thớ nghiệm trọng điểm số 08/2008/QĐ-BKHCN. Căn cứ vào kết quả tuyển chọn, Viện trưởng Viện Nghiờn cứu Cơ khớ trình Bộ trưởng Bộ Cụng Thương xem xét, bổ nhiệm.
-    Các Phó Giám đốc do Viện trưởng Viện Nghiờn cứu Cơ khớ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ Giám đốc trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. Tiêu chuẩn Phó Giám đốc được vận dụng theo tiêu chuẩn của Giám đốc và phù hợp với điều kiện cụ thể của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
4.    Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
5.    Trường hợp Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị miễn nhiệm hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
1.    Xây dựng Điều lệ, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM, trình Viện trưởng Viện Nghiờn cứu Cơ khớ phờ duyệt. Đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm l•nh đạo các đơn vị trực thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
2.    Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM:
-    Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ chung của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM thành kế hoạch, các nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm và 5 năm.
-    Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu và điều hành hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. Chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả khai thác, sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
-    Xây dựng, đăng ký, tham gia tuyển chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
-    Tổ chức quản lý, khai thác và chuyển giao các kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM theo quy định của pháp luật. Chủ động tìm các giải pháp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
3.    Chủ động xây dựng mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM phù hợp với xu thế nghiên cứu mới của khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
4.    Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM trong đó phần kinh phí ngân sách phải báo cáo Cơ quan chủ trì, Cơ quan chủ quản để được cân đối vào kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách theo quy định hiện hành. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, thực hiện chế độ tự chủ và công khai tài chính theo quy định.
5.    Định kỳ hàng năm thực hiện báo cáo với Cơ quan chủ trì, Cơ quan chủ quản, Hội đồng Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM và Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình, kết quả hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM. Cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.

Điều 11. Quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
1.    Cán bộ khoa học và công nghệ thuộc các thành phần kinh tế có thể đến Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM thực hiện công trình nghiên cứu dưới hình thức chủ trì, đồng chủ trì phối hợp nghiên cứu hoặc để khai thác, sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM theo Hợp đồng hoặc Văn bản thoả thuận ký kết với Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
-    Cán bộ khoa học và công nghệ là cộng tác viên của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM không phải trả các chi phí cho hoạt động nghiên cứu.
-    Cán bộ khoa học và công nghệ không phải là cộng tác viên của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM phải thanh toán các chi phí nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu theo quy định cụ thể của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
2.    Đối với các trường hợp khai thác, sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM theo Hợp đồng hoặc Văn bản thỏa thuận, việc thanh toán các chi phí cho hoạt động nghiên cứu được thực hiện theo quy định cụ thể của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM phù hợp với pháp luật hiện hành về quản lý tài chính.
3.    Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM được quyền sử dụng trang thiết bị của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM để nghiên cứu và được nhận các dịch vụ cần thiết để tiến hành nghiên cứu theo các điều khoản của Hợp đồng. Khi kết thúc Hợp đồng phải nộp báo cáo kết quả nghiên cứu cho Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
4.    Các kết quả nghiên cứu của tập thể, cá nhân được tạo ra từ Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Khi công bố kết quả nghiên cứu, phải ghi rõ kết quả nghiên cứu hoặc một phần kết quả được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM.
5.    Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM được hưởng quyền lợi do các hoạt động nghiên cứu mang lại theo quy định của Phòng thí nghiệm trọng điểm CNH&XLBM và Hợp đồng đã ký kết phù hợp với pháp luật hiện hành về quản lý tài chính.



Lĩnh vực hoạt động  
 
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Thí nghiệm kiểm định
Đào tạo
Các nhóm khác
Sản xuất kinh doanh

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN
 
Thiết bị đầu quay không lõi Made in Viet Nam ...
10th Asian Thermal Spray Conference (ATSC 2020), Novemb ...
International Conference on Engineering Research and Ap ...
Học viện KH&CN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Họ ...
Đào tạo nhận thức chung về ISO/IEC 17025:2017 ...
Học viện KH&CN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Học viện KH&CN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Họ ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Sinh viên Khoa Cơ khí và Động lực - Đại học điện lực th ...
Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ bảo vệ luận ...
Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ bảo vệ luận ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí thông báo tuyển sinh NCS năm 201 ...
Viện Nghiên cứu Cơ khí tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến s ...
Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ bảo vệ luận ...
Học viện KH&CN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Họ ...
 
 
Tiện ích  
 
Chứng khoán
Giá vàng
Thời tiết
Tỷ giá ngoại tệ